Lưới tản nhiệt là một trong các bộ phận của xe ô tô khá quan trọng, được thiết kế với mục đích cho phép luồng không khí, gió vào bên trong xe giúp làm mát và giảm nhiệt độ khi các động cơ hoạt động. Đồng thời, lưới tản nhiệt còn là nơi bảo vệ bộ tản nhiệt xe ô tô và động cơ bên trong.
Hầu hết các mẫu xe hiện này đều đặt lưới tản nhiệt ở vị trí trên cản trước đối với các xe có động cơ đặt ở phía trước và trên cản sau đối với xe đặt động cơ ở phía sau. Ngoài ra, một số hãng xe thiết kế lưới tản nhiệt nằm ở phía trước bánh xe để làm mát hệ thống phanh.
Cản xe ô tô được lắp đặt ở vị trí trước và sau xe với mục đích giảm thiểu các rủi ro về tai nạn cho người ngồi trên xe khi có lực va chạm mạnh tác động vào cũng như hạn chế hư hại các bộ phận khác của xe.
Một số khách hàng trong giới chơi xe rất thích cản xe vì phụ kiện này tạo nên sự hầm hố và phong cách cho chiếc “xế yêu” của họ.
Nắp ca-pô chính là phần khung kim loại được đặt ở vị trí đầu xe với mục đích bảo vệ khoang động cơ bên trong xe. Nắp ca-pô có thiết kế đóng mở dễ dàng để hỗ trợ chủ xe bảo dưỡng và sửa chữa xe khi bị hư hỏng hoặc cần trang bị thêm phụ tùng xe nào đó.
Không một chiếc xe nào trên thị trường thiếu cụm đèn pha dành cho xe ô tô của mình. Vì đây là một trong các bộ phận của xe ô tô quan trọng, được trang bị giúp chiếu sáng, dẫn đường cho tài xế khi đi vào cung đường có ánh sáng yếu hoặc ban đêm hay trở thành tín hiệu xin đường khi cần thiết.
Cụm đèn pha ô tô được đặt ở hai vị trí trái và phải của đầu xe, nối liền với nắp ca-pô. Hầu hết các đèn pha được thiết kế bắt buộc phải tạo ra được luồng sáng tập trung mạnh, chiếu theo chiều ngang của mặt đường và đặc biệt phải có khả năng chiếu sáng tối thiểu 100 mét.
Bên cạnh đó, đèn pha sẽ được tối ưu hơn khi kết hợp với đèn cốt - loại đèn có khả năng chiếu gần, chống chói đối với người đi ngược hướng. Thông thường đèn cốt sẽ được lắp đặt chung chóa đèn với đèn pha hoặc lắp rời, tùy theo mẫu xe và nhu cầu của người dùng.
Kính chắn gió chính là khung kính to được đặt phía trước xe, ngay trên nắp ca-pô có tác dụng bảo vệ tài xế và hành khách trước gió, mưa, bụi hoặc thời tiết xấu, cũng như hạn chế rủi ro về tai nạn khi có va chạm mạnh.
Gương chiếu hậu được lắp đặt ở hai bên trái và phải nối liền với kính chắn gió ở phía trước xe, giúp tài xế quan sát làn đường hai bên khi di chuyển hoặc xin đường.
Tùy theo từng mẫu xe, gương chiếu hậu có thể gập thủ công hoặc gập tự động hoặc có thêm hệ thống sưởi để mặt kính thông thoáng khi đi vào cung đường có độ ẩm cao.
Nội thất xe ô tô là nơi tài xế và hành khách sẽ ngồi trong suốt quá trình di chuyển trên đường.
Vô lăng là một trong những bộ phận thuộc hệ thống buồng lái, gắn liền với tài xế để di chuyển hướng đi của xe. Tùy theo quy định luật giao thông của từng quốc gia mà vô lăng sẽ được lắp đặt bên trái hay bên phải. Ở Việt Nam, chiều di chuyển thuận là bên phải nên vô lăng sẽ được thiết kế nằm ở bên trái buồng lái.
Bảng tap-lô là nơi tổng hợp các bộ phận chức năng của buồng lái bao gồm:
Bảng đồng hồ: là một hệ thống thông báo thông tin gồm màn hình, đèn báo và các loại đồng hồ như đồng hồ số, đồng hồ xăng, vận tốc xe… được thể hiện dưới dạng kim chỉ và số.
Bảng điều khiển: Bao gồm các công tắc điều khiển các thiết bị tiện ích trong xe như: điều khiển âm thanh, quạt gió, máy lạnh, điều khiển gạt nước, điều khiển đèn…
Công tắc chính (khóa điện): được thiết kế ở trục tay lái, bao gồm 4 nấc như sau:
+ LOCK: Khóa tay lái, đồng thời chìa khóa chỉ có thể đưa vào hoặc rút ra ở nấc LOCK này.
+ ACC: Chỉ cấp điện cho một số thiết bị cần thiết.
+ ON: Chỉ cấp điện lúc máy đã hoạt động xong
+ START: Vị trí khởi động máy, sau khi vặn khóa đến vị trí này và máy bắt đầu khởi động, chìa khóa sẽ tự động trả về nấc ON.
Bàn đạp phanh là bộ phận ô tô được thiết kế với mục đích dừng chuyển động của xe và giữ vị trí cố định. Bộ phận đạp phanh ô tô bao gồm:
Bàn đạp phanh chân: được thiết kế nằm ở bên phải trục vô lăng lái và nằm giữa trục côn và trục ga, có tác dụng hãm tốc độ xe và dừng chuyển động của xe.
Phanh tay: được gắn trên giá đỡ bên phải trục tay lái, có tác dụng cố định xe khi dừng hoặc đỗ xe tại một vị trí nào đó.
Bàn đạp ly hợp xe số sàn là bộ phận ô tô có thiết kế nằm phía bên trái của trục lái, có nhiệm vụ đóng hoặc ở ly hợp, ngắt truyền động từ động cơ của hộp số đến hệ thống truyền động phía sau. Điều này có nghĩa là, bàn đạp ly hợp được sử dụng để khởi động, chuyển số hoặc phanh dừng xe.
Bàn đạp ga xe ô tô được lắp đặt ở vị trí bên phải của trục vô lăng ngay cạnh bàn đạp phanh, có tác dụng điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho hệ thống động cơ.
Cần điều khiển số xe ô tô được lắp đặt vị trí bên phải của người lái với mục đích điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số để thay đổi tốc độ chuyển động của xe.
Để tài xế có thể lái xe an toàn, không mệt mỏi, hành khách thoải mái nghỉ ngơi trên xe thì hệ thống ghế ngồi trên xe là không thể thiếu.
Tùy theo mẫu xe và phân khúc xe ô tô là sedan, hatchback, SUV, MPV, xe bán tải hay mui trần, coupe mà sẽ thiết kế số chỗ ngồi tương ứng. Hiện nay xe có số chỗ ngồi thấp nhất là xe 2 chỗ ngồi, thông dụng nhất là xe 7 chỗ ngồi, 5 chỗ ngồi và 4 chỗ ngồi.
Ngoài ra, nội thất và ngoại thất xe còn bao gồm các nút chức năng và nhiều tiện ích thiết kế khác được trang bị tùy theo hãng, phân khúc xe hạng sang hoặc hạng trung, nhóm đối tượng hướng đến. Trong bài viết này chỉ giới thiệu một số tên gọi bộ phận trên xe ô tô thông dụng và cơ bản.
Bộ phận khung gầm xe ô tô được thiết kế với mục đích nâng đỡ tất cả các bộ phận trên xe, là nơi kết nối mạch lạc các liên kết để các bộ phận hoạt động được đồng bộ nhất. Hiểu nôm na, khung gầm xe được xem là bộ xương của toàn bộ chiếc xe, giúp nâng đỡ mọi sức nặng của các bộ phận khác. Đồng thời, khung gầm tốt, xe sẽ di chuyển êm ái hoặc khi có va chạm mạnh, khung gầm sẽ bảo vệ an toàn cho hành khách.
Riêng về các bộ phận gầm ô tô hay khung gầm xe ô tô đang được sử dụng trên thị trường gồm 2 loại: loại khung rời vỏ và khung liền vỏ. Trong đó:
Khung liền vỏ: sẽ được sản xuất gắn liền với các chi tiết vỏ xe như nắp ca-pô, cánh cửa, phần đuôi xe…
Khung rời vỏ: vỏ xe và khung xe được sản xuất ở hai dây chuyền hoàn toàn khác nhau và được kết nối với nhau từ bộ phận khung đỡ lực với khung đỡ vỏ xe.
Nhìn chung, biết cách gọi tên các bộ phận của xe ô tô và hiểu cách vận hành của chúng sẽ giúp chủ xe di chuyển đúng cách, an toàn và bảo dưỡng xe được bền lâu hơn.
Liên hệ ngay số hotline để được hỗ trợ tư vấn miễn phí
0903.01.33.44 - 0931.33.40.80
>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2
KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE Ô TÔ HẠNG B1
KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE HẠNG C
KHÓA THI BẰNG LÁI XE MÁY HẠNG A1, A2
Đăng kí khóa học bằng lái xe ô tô sớm nhất tại trường dạy lái xe Phú Mỹ Hưng
Cách 1: Liên hệ phòng tư vấn và ghi danh
Văn phòng 1: E002 KP. Mỹ Phước, Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP HCM
Văn phòng 2: 60/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Quận 7, TP HCM
Cách 2: Đăng ký qua hotline tư vấn: 0903.01.33.44 - 0931.33.40.80
Từ khoá liên quan:
Học bằng lái xe B2;
học lái xe ô tô;
hoc lai xe o to;
học lái xe số sàn;
học lái xe B1;
thi bằng lái B1;
học bằng lái B1;
học bằng lái số tự động;
Bạn ơi, khi nào bạn rảnh mình đi học lái xe nha.....
Hiện nay với bằng lái xe bằng thẻ PET thì có giá trị đến 10 năm cho hạng B2 . Hạng C trở lên chỉ có thời hạn 5 năm, tất cả các bằng lái sau ngày hết hạn sử dụng đều không có giá trị nữa...
Chú ý đến các yêu cầu đặc biệt cho thời tiết từng mùa.Bạn không chỉ chuẩn bị xe và lốp cho mùa mưa ướt, mà cả những mùa khác nữa. Sương mù, mưa kéo dài, chói nắng và loáng nước hay thời tiết nắng nóng tất cả đều đòi hỏi các điều chỉnh thích ứng và công việc bảo trì.
Khi lái xe trên đường, đặc biệt là di chuyển đường dài rất nhiều tài xế rơi vào tình trạng ngủ gật, tinh thần không tỉnh táo gây hậu quả, xảy ra các vụ tai nạn nghiệm trọng. Để giúp các bạn lái xe an toàn, không ngủ gật sau đây chúng tôi xin chia sẻ 7 kinh nghiệm giắt lưng cho tài xế khi lái xe. Không chạy xe liên tiếp 4 giờ
Trước đây chúng ta chỉ có thể thấy công nghệ camera 360 trên các dòng xe sang đặc biệt như: BMW Series 7, Mercedes S500,… Hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ đã xuất hiện trên thị trường nhiều hệ thống camera 360 cho phép nhìn toàn cảnh áp dụng được trên các dòng xe. Như vậy là một thuận tiện lớn cho các cánh tài xế mới lái xe, họ có thể trang bị cho chiếc xe hơi một siêu phẩm camera 360 để lái xe được an toàn hơn và tránh va chạm khi gặp sự cố.
Khi chạy xe ô tô đi qua các ngã tư, vòng xuyến… người lái cần phải giảm tốc độ và tuân thủ quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau.
Người chạy xe máy có thể bất chợt quay đầu. Xe tải mình đang vượt có thể bất thần lấn trái để né một ai đó. Người đi bộ có thể bất chợt nhảy ra từ phía con lươn thiếu quan sát. Một xe ô tô đâm sầm từ đường nhánh đi ra, một chiếc xe máy không đèn lao xéo trên đường trong đêm...
Thông thường, công tắc của hầu hết đèn xe ô tô được tích hợp chung trên một cần điều khiển nằm ở bên trái phía sau vô lăng. Để bật/tắt đèn, thay đổi chế độ đèn chỉ cần xoay núm hay gạt cần điều khiển này.