Mang theo quả chanh
Chia sẻ trên facebook, thành viên một diễn đàn ô tô cho biết, những người cầm vô lăng nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp nên mang theo quả chanh và con dao nhỏ. Khi thấy có hiện tượng thần kinh chùng xuống và cơn buồn ngủ bất đầu kéo, cắt lát chanh ngậm là hết buồn ngủ luôn.
Còn một lái xe khách thì đùa vui, lái xe đêm cần mang theo một con hàu và chai mù tạt, khi buồn ngủ thì dừng xe lại lấy chai mù tạt cho vào con hàu khi nào toàn thấy màu xanh, ăn thật nhanh. 15 giây sau đảm bảo tỉnh như sốc và lái tiếp thành trình. Hoặc, xe chạy ban đêm nên cử một người ngồi nói chuyện với tài xế.
Chế độ ăn và đổ nước vào giày
Anh Tuấn, một lái xe đường dài chia sẻ, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc có buồn ngủ hay không khi lái xe. Nếu ăn không đủ chất và ăn quá no cũng gây nên buồn ngủ...
"Tôi thường đưa theo hoa quả để ăn thêm trên đường những lúc dừng nghỉ. Nếu chỉ ăn thông thường theo bữa ăn là không đủ vitamin, vì thiếu vitamin nên cơ thể bị suy yếu, kém tỉnh táo, gây nên buồn ngủ. Đợt nào ăn nhiều hoa quả thì ít buồn ngủ khi lái xe, nếu không có hoa quả tươi ăn hàng ngay là dễ buồn ngủ", .anh này cho hay.
Thành viên có nickname Tictoe chia sẻ kinh nghiệm không ăn quá no, chạy đêm chóng đói lắm, mà đói sẽ khó ngủ hơn. Nếu buồn ngủ, hãy tắt máy lạnh, xuống kính cho gió thổi vào mặt; hay nhai kẹo cao su, uống bò húc và đổ nước vào giầy. Theo thành viên này, không lau mặt bằng khăn ướt, ngay lúc ấy thì tỉnh nhưng sau đó buồn ngủ hơn.
Kinh nghiệm này cũng được anh Thành, một lái xe thường sử dụng. “Khi buồn ngủ quá mình thường tháo giày ra, đổ nước lạnh vào bít tất. Cảm giác lạnh chân tỉnh người ngay. Nhưng tốt nhất là tranh thủ chợp mắt dăm mười phút là ổn”. Thậm chí, dừng xe lại và gọi điện thoại cho một ai đó, các cách này cũng rất hiệu quả.
Ngủ một giấc rồi đi tiếp
Nhiều lái xe khác đồng tình với quan điểm này. Khi đã buồn ngủ thì nên dừng lại và không đi nữa. “Xét trên các khía cạnh tâm sinh lý mà nói, thì cách chữa buồn ngủ hiệu quả nhất là... đi ngủ. Các bác hãy đánh xe vào chỗ lề đường nào đó thoáng mát làm một giấc 15-20 phút gì đó rồi đi tiếp là ổn”, một thành viên chia sẻ.
“Ngủ 5 phút, đặt chuông điện thoại, nhờ mọi người đánh thức. Tỉnh dậy sẽ hoàn toàn khác 5 phút trước đó. Sau đó bác chạy tiếp 100, 200 thậm chí với em, 300km không vấn đề gì. Đến đích ngủ trả nợ sau. Hiệu quả hơn 6 lon nước sâm nhiều”, thành viên tên Toàn cho biết.
Các tin khác
Bạn ơi, khi nào bạn rảnh mình đi học lái xe nha.....
Hiện nay với bằng lái xe bằng thẻ PET thì có giá trị đến 10 năm cho hạng B2 . Hạng C trở lên chỉ có thời hạn 5 năm, tất cả các bằng lái sau ngày hết hạn sử dụng đều không có giá trị nữa...
Chú ý đến các yêu cầu đặc biệt cho thời tiết từng mùa.Bạn không chỉ chuẩn bị xe và lốp cho mùa mưa ướt, mà cả những mùa khác nữa. Sương mù, mưa kéo dài, chói nắng và loáng nước hay thời tiết nắng nóng tất cả đều đòi hỏi các điều chỉnh thích ứng và công việc bảo trì.
Khi lái xe trên đường, đặc biệt là di chuyển đường dài rất nhiều tài xế rơi vào tình trạng ngủ gật, tinh thần không tỉnh táo gây hậu quả, xảy ra các vụ tai nạn nghiệm trọng. Để giúp các bạn lái xe an toàn, không ngủ gật sau đây chúng tôi xin chia sẻ 7 kinh nghiệm giắt lưng cho tài xế khi lái xe.
Không chạy xe liên tiếp 4 giờ
Trước đây chúng ta chỉ có thể thấy công nghệ camera 360 trên các dòng xe sang đặc biệt như: BMW Series 7, Mercedes S500,… Hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ đã xuất hiện trên thị trường nhiều hệ thống camera 360 cho phép nhìn toàn cảnh áp dụng được trên các dòng xe. Như vậy là một thuận tiện lớn cho các cánh tài xế mới lái xe, họ có thể trang bị cho chiếc xe hơi một siêu phẩm camera 360 để lái xe được an toàn hơn và tránh va chạm khi gặp sự cố.
Khi chạy xe ô tô đi qua các ngã tư, vòng xuyến… người lái cần phải giảm tốc độ và tuân thủ quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau.
Người chạy xe máy có thể bất chợt quay đầu. Xe tải mình đang vượt có thể bất thần lấn trái để né một ai đó. Người đi bộ có thể bất chợt nhảy ra từ phía con lươn thiếu quan sát. Một xe ô tô đâm sầm từ đường nhánh đi ra, một chiếc xe máy không đèn lao xéo trên đường trong đêm...
Thông thường, công tắc của hầu hết đèn xe ô tô được tích hợp chung trên một cần điều khiển nằm ở bên trái phía sau vô lăng. Để bật/tắt đèn, thay đổi chế độ đèn chỉ cần xoay núm hay gạt cần điều khiển này.