Hộp số tự động là hộp số có khả năng tự động chuyển số khi xe tăng hoặc giảm tốc, thay vì tài xế phải chuyển bằng tay. Hiện có ba loại hộp số tự động trên ô tô, gồm: hộp số vô cấp (CVT), hộp số tự động (AMT) và hộp số tự động ly hợp kép. Ba loại hộp số tự động này có cơ cấu khác nhau, dù cùng chung cơ chế là tự động sang số, không cần cắt/nhả côn và sang số bằng tay.
Dưới đây là một số điều bạn nên tránh khi lái xe số tự động:
Về số N (về mo) khi lái xe xuống dốc
Đừng bao giờ chuyển số về N khi lái ô tô số tự động xuống dốc, vì bạn sẽ mất kiểm soát xe. Việc về số N khi xe đang chạy sẽ làm vô hiệu hóa các hệ thống an toàn điện tử, như hệ thống cân bằng điện tử (ESP).
Khi xe xuống dốc ở số N, bạn không thể tăng tốc và chỉ có thể đi chậm lại bằng cách đạp phanh. Trong khi đó, nếu sử dụng chế độ bán tự động của hộp số khi đi đường đèo dốc sẽ cho phép tài xế chuyển về các cấp số thấp để hãm tốc độ xe bằng cách phanh động cơ, thay vì phải đạp phanh liên tục, dễ dẫn đến cháy má phanh, mất phanh.
Ngoài ra, nếu bạn đã về N nhưng lại muốn tăng tốc, bạn sẽ phải dừng xe để cài số D, việc khá khó thực hiện khi xe đang xuống dốc.
Về số N khi xe đang chạy
Bạn chỉ nên về số N khi và chỉ khi xe dừng lại hẳn. Việc về số N khi xe đang chạy sẽ làm tăng nguy hư hỏng hộp số.
Không chỉ số N, nguyên tắc chung của việc lái xe số tự động là không được chuyển số khi vòng tua động cơ ở mức cao hơn vòng tua tối thiểu của động cơ, còn gọi là garanty (thường là 700-900 vòng/phút). Như vậy, bạn chỉ có thể chuyển số qua lại giữa P-R-N-D khi xe đã dừng hẳn.
Với các xe được trang bị hộp số thể thao có thêm chế độ M và +/-, có thể chuyển số giữa hai chế độ D và M.
Lái xe bằng cả hai chân
Một trong những lỗi cơ bản của nhiều người khi lái xe số tự động là dùng cả chân trái và chân phải để lái xe. Ô tô số tự động không có chân côn mà chỉ có chân ga và chân phanh; cả hai được bố trí cùng ở phía chân phải của người lái. Tuy nhiên, khi lái, nhiều người có xu hướng dùng chân phải để đạp ga và chân trái đạp phanh. Đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới một số tình huống không thể đoán trước. Bạn có thể đạp cả chân phanh và chân ga cùng lúc; việc này sẽ khiến chiếc xe trở nên mất kiểm soát.
Nếu lái xe bằng cả hai chân, trong những tình huống bất ngờ, theo phản xạ, tài xế thường sẽ đạp cả hai chân, nhưng khi đạp mạnh chân ga thì tác dụng của phanh sẽ giảm đi nhiều. Tốt nhất là bạn chỉ dùng chân phải để thực hiện thao tác tăng tốc và phanh, còn chân trái tì lên pedal "chết" nằm sát bên trái. Gót chân phải luôn đặt sát sàn xe, tạo tư thế thoải mái để có thể chuyển đổi giữa ga và phanh theo hình chữ V.
Không cài số về "P"
Bạn cần luôn nhớ cài số P khi đỗ xe. Việc này giúp tránh nguy cơ xe bị trôi khi phanh tay mất tác dụng.
Không dùng phanh tay
Mặc dù đã về số P khi đỗ xe, nhưng bạn vẫn nên dùng cả phanh tay. Lý do là nếu xe đỗ ở đường thoải hoặc dốc, việc chỉ cài P sẽ không đủ giữ xe không trôi và khiến hộp số phải làm việc quá sức.
Giữ chế độ N ở đèn đỏ
Nhiều người nghĩ rằng điều này sẽ tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ đường truyền khỏi sự hao mòn không cần thiết. Trên thực tế, bạn có thể tiết kiệm nhiên liệu hơn nếu sử dụng phanh thay vì lạm dụng hộp số. Sự hao mòn xảy ra khi bạn chuyển số N liên tục.
Luôn khóa cần số
Đây cũng là sai lầm khá phổ biến của nhiều chủ xe. Khóa cần số quá thường xuyên có thể khiến hộp số tự động nhảy sang số R. Điều này, khiến xe không dần giảm tốc độ khi bỏ chân ga và người điều khiển xe có thể không kịp thời phanh nếu có sự cố.
Không làm nóng động cơ trước khi lái xe
Đó là một việc làm sai lầm. Dầu máy động cơ cần được bôi trơn khắp các chi tiết trước khi bắt đầu vào số lăn bánh, đặc biệt là vào thời tiết mùa đông. Vì vậy, bạn hãy khởi động xe trong 1 phút để dầu có thể đi tới hộp số và hầu hết các bộ phận của động cơ. Nếu bạn chuyển số và lái xe với tốc độ cao ngay từ khi bắt đầu, nó sẽ dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng bên trong.
Không bảo dưỡng hộp số
Hộp số cũng như các bộ phận máy móc khác trên xe, cần được bảo dưỡng định kỳ theo quãng đường di chuyển mà hãng xe đã quy định. Ngoài ra, chủ xe cũng nên thường xuyên quan sát bảng điều khiển, nếu thấy đèn báo kiểm tra hộp số sáng thì cần đưa xe đi kiểm tra sớm.
-Nguồn: Internet-
KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2
KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE Ô TÔ HẠNG B1
KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE HẠNG C
KHÓA THI BẰNG LÁI XE MÁY HẠNG A1, A2
Đăng kí khóa học bằng lái xe ô tô sớm nhất tại trường dạy lái xe Thành Công quận 7
Cách 1: Liên hệ phòng tư vấn và ghi danh 0903013344- 0907500358
Văn phòng 1: E002 KP. Mỹ Phước, Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phong, Quận 7, TP HCM
Văn phòng 2: 60/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Quận 7, TP HCM
Cách 2: Đăng ký qua hotline tư vấn: 0903013344 - 0907500358
Từ khoá liên quan
Học bằng lái xe B2;
học lái xe ô tô;
hoc lai xe o to;
học lái xe số sàn;
học lái xe B1;
thi bằng lái B1;
học bằng lái B1;
học bằng lái số tự động;
thi bằng lái số tự động
Bạn ơi, khi nào bạn rảnh mình đi học lái xe nha.....
Hiện nay với bằng lái xe bằng thẻ PET thì có giá trị đến 10 năm cho hạng B2 . Hạng C trở lên chỉ có thời hạn 5 năm, tất cả các bằng lái sau ngày hết hạn sử dụng đều không có giá trị nữa...
Chú ý đến các yêu cầu đặc biệt cho thời tiết từng mùa.Bạn không chỉ chuẩn bị xe và lốp cho mùa mưa ướt, mà cả những mùa khác nữa. Sương mù, mưa kéo dài, chói nắng và loáng nước hay thời tiết nắng nóng tất cả đều đòi hỏi các điều chỉnh thích ứng và công việc bảo trì.
Khi lái xe trên đường, đặc biệt là di chuyển đường dài rất nhiều tài xế rơi vào tình trạng ngủ gật, tinh thần không tỉnh táo gây hậu quả, xảy ra các vụ tai nạn nghiệm trọng. Để giúp các bạn lái xe an toàn, không ngủ gật sau đây chúng tôi xin chia sẻ 7 kinh nghiệm giắt lưng cho tài xế khi lái xe. Không chạy xe liên tiếp 4 giờ
Trước đây chúng ta chỉ có thể thấy công nghệ camera 360 trên các dòng xe sang đặc biệt như: BMW Series 7, Mercedes S500,… Hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ đã xuất hiện trên thị trường nhiều hệ thống camera 360 cho phép nhìn toàn cảnh áp dụng được trên các dòng xe. Như vậy là một thuận tiện lớn cho các cánh tài xế mới lái xe, họ có thể trang bị cho chiếc xe hơi một siêu phẩm camera 360 để lái xe được an toàn hơn và tránh va chạm khi gặp sự cố.
Khi chạy xe ô tô đi qua các ngã tư, vòng xuyến… người lái cần phải giảm tốc độ và tuân thủ quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau.
Người chạy xe máy có thể bất chợt quay đầu. Xe tải mình đang vượt có thể bất thần lấn trái để né một ai đó. Người đi bộ có thể bất chợt nhảy ra từ phía con lươn thiếu quan sát. Một xe ô tô đâm sầm từ đường nhánh đi ra, một chiếc xe máy không đèn lao xéo trên đường trong đêm...
Thông thường, công tắc của hầu hết đèn xe ô tô được tích hợp chung trên một cần điều khiển nằm ở bên trái phía sau vô lăng. Để bật/tắt đèn, thay đổi chế độ đèn chỉ cần xoay núm hay gạt cần điều khiển này.