NGUYÊN NHÂN KHIẾN PHANH Ô TÔ BỊ CHẠM SÀN

Trong thực tế, bàn đạp phanh hoạt động tốt sẽ cho cảm giác chắn chắn khi nhấn, trong trường hợp phanh bị nhão hay còn gọi bị xốp thì khi nhấn phanh sẽ khiến phanh chạm sàn.

   Sự cố bàn đạp phanh bị mềm khiến phanh chạm sàn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như có không khí trong đường dây, khe hở trên đường dây phanh hoặc má phanh bị mòn. Nếu cảm thấy phanh bị nhão, bạn phải ngay lập tức tìm ra nguyên nhân và có hành động điều chỉnh cần thiết vì nó có thể gây ra tình trạng mất an toàn khi bạn đang lái xe.

Nguyên nhân khiến ô tô bị nhão phanh

   Khi phanh xe ô tô bị nhão có thể khiến phanh chạm sàn và kèm theo tiếng kêu. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp khiến phanh xe ô tô bị nhão.

1. Rò rỉ đường dây phanh

   Rỉ sét bởi muối và hơi ẩm có thể mòn phanh tạo ra các lỗ hổng khiến chất lỏng bên trong rò rỉ ra ngoài đường dây phanh. Nếu điều này xảy ra, mức chất lỏng sẽ thấp hơn dẫn đến mất áp suất thủy lực. Nếu phanh bị nhão, hãy kiểm tra đường dây thì bạn nên thay thế chúng càng sớm càng tốt nếu phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào khiến phanh bị nhão. 

2. Mức dầu phanh

   Nếu mức dầu phanh thấp hoặc cạn kiệt có thể làm cho phanh bị nhão. Mở mui xe của bạn và kiểm tra mức dầu phanh, nếu mức dầu phanh thấp hãy đổ đầy và kiểm tra lại phanh.

Thay dầu phanh ô tô.

3. Có không khí trong các dây dẫn dầu phanh, xy lanh phanh

   Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến phanh bị nhão. Để dừng xe, hệ thống phanh phụ thuộc vào áp suất thủy bên trong. Đường dây phanh của ô tô chỉ nên có dầu phanh. Tuy nhiên, nếu có không khí lọt vào đường dây phanh, nó cản trở dòng chảy của chất lỏng và có thể gây ra hiện tượng phanh bị nhão. Để giải quyết vấn đề này, cần phải xả gió ra trước. 

Các lưu ý khi xả gió: 

  • Đầu tiên là bánh xe xa xi-lanh chính nhất rồi mới tới các bánh gần xi-lanh. Thông thường sẽ phải bắt đầu từ các bánh sau rồi mới tiến đến các bánh trước.
  • Các bánh sau thường có thiết kế để người dùng dễ dàng thực hiện quá trình xả gió cho xe, bởi ở bánh sau sẽ có một ốc xả gió và tương tự với bánh trước.

   Sau khi xả gió, bàn đạp phah sẽ cứng lại. Khi đó, hãy lên xe chạy thử một vòng để đánh giá lại hiệu quả của bàn đạp chân phanh và điều chỉnh lại cho chính xác nhất.

4. Các cơ cấu phanh

má phanh ô tô bị mòn.

   Điều kiện quan trọng để bắt đầu đạp phanh là ổ trục giữ bánh phải nằm đúng vị trí quay. Nếu bị lệch trục sẽ khiến phanh đĩa hoặc tang trống bị đảo, hiện tượng này sẽ khiến bánh quay và má phanh có thể bị tuột hẳn vào bên trong.
   Khi ấy, dù người lái xe có đạp phanh chạm sàn thì dầu phanh cũng không tạo đủ áp lực để kích hoạt lực ma sát ở má phanh được. Để xử lý tình huống này, người lái cần đạp nhồi nhiều lần để hệ thống đẩy được dầu vào khe hở để kích hoạt ma sát. 
   Khi đạp bàn đạp phanh, hệ thống thủy lực đẩy má phanh bám chặt vào đĩa phanh khiến xe chậm lại hoặc dừng ngay lập tức. Vì thế theo thời gian, má phanh sẽ bị mòn dẫn đến giảm hiệu quả của quá trình hãm xe.
   Má phanh bị mòn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bàn đạp phanh bị thấp, và bị hụt khi đạp phanh. Khi đạp phanh mạnh mà thời gian dừng xe lâu hơn thì chứng tỏ má phanh đang bị mòn và cần phải thay thế. Phớt dầu pitton bị mòn, hỏng cũng ảnh hưởng phanh.

5. Bộ trợ lực phanh gặp vấn đề

   Trong trường hợp nếu bàn đạp phanh chạm sàn nhưng xe vẫn chưa giảm vận tốc ngay, cảm giác rất chậm và rất nhẹ, vấn đề có thể liên quan đến trợ lực phanh. 

Phanh bị chạm sàn.

   Bộ trợ lực phanh được lắp ở vị trí giữa bàn đạp phanh và xi-lanh tổng với nhiệm vụ là giảm bớt sức phản lực của bàn đạp phanh, có nhiệm vụ khuếch đại lực ép từ bàn đạp phanh, làm cho khi đạp phanh trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy, khi đạp phanh để dừng xe, hệ thống phanh như má phanh sẽ ép vào đĩa phanh với một lực tối đa mà người lái không cần tác dụng một lực quá lớn lên bàn đạp. 
   Nếu bộ trợ lực phanh bị lỗi, bạn sẽ cảm thấy khoảng cách dừng tăng lên. Khi đó, bàn đạp phanh có thể chạm xuống sàn thì xe mới có thể dừng hoàn toàn hoặc giảm tốc nhẹ, không dừng xe trong khoảng cách ngắn được. 

Các câu hỏi thường gặp

1. Tại sao lại mất áp lực phanh khi khởi động xe

   Nếu xảy ra rò rỉ trên hệ thống phanh, tất nhiên xe sẽ bị mất áp suất phanh. Nếu bàn đạp phanh đạp hết xuống sàn nhưng không bị rò rỉ, vấn đề có thể liên quan đến bộ trợ lực phanh.

2. Làm thế nào để nhận biết nếu bộ trợ lực phanh hoặc xylanh chính bị hỏng?

Có nhiều dấu hiệu nhận biết dầu phanh xi-lanh chính hoặc bổ trợ hoạt động không tốt. 

- Cảm thấy khi ấn bàn đạp phanh rất nhẹ hoặc kiểm tra phát hiện thấy rò rỉ ở xy lanh chính.

- Cảm thấy khó nhấn bàn đạp phanh (đạp rất cứng) hoặc động cơ bị khựng, bị dừng lại sau khi đạp phanh.

3. Tại sao phải đạp bàn đạp phanh đi sát xuống sau khi xả gió?

   Bởi vì sau khi xả hết gió trong hệ thống phanh, ta phải ấn mạnh bàn đạp phanh xuống để giữ áp suất trở lại đường phanh.

4. Có nên phanh bằng động cơ khi đang chạy hay không?

   Không nên, phanh bằng động cơ chỉ nên được thực hiện khi động cơ tắt, dừng hẳn. Nên dùng cách phanh bằng động cơ (số L, 2, D) khi đi xuống dốc, đổ đèo hoặc khi bị mất phanh.

5.  Tại sao khi đạp phanh thường hay bị rung giật bàn đạp?

   Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng ô tô, phanh đĩa mòn không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự rung giật này. Khi đạp phanh, má phanh sẽ ép vào đĩa phanh làm cho tài xế có thể cảm nhận sự rung giật thông qua bàn đạp.

  • Bụi bẩn và gỉ sét trên đĩa phanh cũng có thể gây rung động nhỏ.
  • Độ mòn bề mặt không đều của đĩa phanh.
  • Đĩa phanh bị vênh.

    -Nguồn: Internet-


    Liên hệ ngay số hotline để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 
    0903.013.344- 0907.500.358
    CÒN CHỪNG CHỜ GÌ NỮA HÃY ĐẾN VĂN PHÒNG GHI NHANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ ĐĂNG KÍ NGAY
    HỌC BẰNG LÁI XE Ô TÔ CHẤT LƯỢNG, UY TÍN GIÁ TỐT TẠI QUẬN 7
    HỌC NHANH - THI SỚM - TỈ LỆ ĐẬU CAO
    HỌC PHÍ TRỌN GÓI - GIÁO VIÊN NHIỆT TÌNH 

    KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 
    KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE Ô TÔ HẠNG B1
    KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE HẠNG C
    KHÓA THI BẰNG LÁI XE MÁY HẠNG A1, A2
    Đăng kí khóa học bằng lái xe ô tô sớm nhất tại trường dạy lái xe Thành Công quận 7
    Cách 1: Liên hệ phòng tư vấn và ghi danh 0903013344- 0907500358
      Văn phòng 1: E002 KP. Mỹ Phước, Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phong, Quận 7, TP HCM
      Văn phòng 2:  60/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Quận 7, TP HCM
    Cách 2: Đăng ký qua hotline tư vấn: 0903013344 - 0907500358

    Từ khoá liên quan
    Học bằng lái xe B2;
    học lái xe ô tô;
    hoc lai xe o to;
    học lái xe số sàn;
    học lái xe B1;
    thi bằng lái B1;
    học bằng lái B1;
    học bằng lái số tự động;
    thi bằng lái số tự động

Các tin khác

KHAI GIẢNG KHOÁ HỌC MỚI HẠNG B1-B2 - THI THÁNG 10/2023

Bạn ơi, khi nào bạn rảnh mình đi học lái xe nha.....

DỊCH VỤ GIA HẠN BẰNG LÁI XE

Hiện nay với bằng lái xe bằng thẻ PET thì có giá trị đến 10 năm cho hạng B2 . Hạng C trở lên chỉ có thời hạn 5 năm, tất cả các bằng lái sau ngày hết hạn sử dụng đều không có giá trị nữa...

KINH NGHIỆM LÁI XE ĐƯỜNG TRƯỜNG

Chú ý đến các yêu cầu đặc biệt cho thời tiết từng mùa.Bạn không chỉ chuẩn bị xe và lốp cho mùa mưa ướt, mà cả những mùa khác nữa. Sương mù, mưa kéo dài, chói nắng và loáng nước hay thời tiết nắng nóng tất cả đều đòi hỏi các điều chỉnh thích ứng và công việc bảo trì.

GIẮT LƯNG CHỐNG BUỒN NGỦ KHI ĐANG LÁI XE

Khi lái xe trên đường, đặc biệt là di chuyển đường dài rất nhiều tài xế rơi vào tình trạng ngủ gật, tinh thần không tỉnh táo gây hậu quả, xảy ra các vụ tai nạn nghiệm trọng. Để giúp các bạn lái xe an toàn, không ngủ gật sau đây chúng tôi xin chia sẻ 7 kinh nghiệm giắt lưng cho tài xế khi lái xe. Không chạy xe liên tiếp 4 giờ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CAMERA 360 Ô TÔ CHO TÀI XẾ MỚI

Trước đây chúng ta chỉ có thể thấy công nghệ camera 360 trên các dòng xe sang đặc biệt như: BMW Series 7, Mercedes S500,… Hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ đã xuất hiện trên thị trường nhiều hệ thống camera 360 cho phép nhìn toàn cảnh áp dụng được trên các dòng xe. Như vậy là một thuận tiện lớn cho các cánh tài xế mới lái xe, họ có thể trang bị cho chiếc xe hơi một siêu phẩm camera 360 để lái xe được an toàn hơn và tránh va chạm khi gặp sự cố.

NHỮNG LỖI CẦN LƯU Ý KHI ĐI QUA VÒNG XUYẾN

Khi chạy xe ô tô đi qua các ngã tư, vòng xuyến… người lái cần phải giảm tốc độ và tuân thủ quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau.

MẸO LÁI XE AN TOÀN CHO CÁC TÀI XẾ MỚI

Người chạy xe máy có thể bất chợt quay đầu. Xe tải mình đang vượt có thể bất thần lấn trái để né một ai đó. Người đi bộ có thể bất chợt nhảy ra từ phía con lươn thiếu quan sát. Một xe ô tô đâm sầm từ đường nhánh đi ra, một chiếc xe máy không đèn lao xéo trên đường trong đêm...

MẸO SỬ DỤNG ĐÈN PHA Ô TÔ

Thông thường, công tắc của hầu hết đèn xe ô tô được tích hợp chung trên một cần điều khiển nằm ở bên trái phía sau vô lăng. Để bật/tắt đèn, thay đổi chế độ đèn chỉ cần xoay núm hay gạt cần điều khiển này.

Đăng ký học lái xe