8 BƯỚC BẢO DƯỠNG Ô TÔ ĐÚNG CÁCH

Hãy chú ý đến những bước dưới đây, chiếc xe của bạn sẽ được chăm sóc đúng cách:
Bước 1: Lên kế hoạch
Trước khi đem xe đến trung tâm bảo dưỡng, hãy tìm kiếm thông tin và liệt kê ra những bộ phận nào cần được kiểm tra để tránh thiếu sót. Trong đó, kiểm tra lốp, phanh, động cơ và dầu nhớt là 4 bước quan trọng nhất trong quá trình bảo dưỡng xe, đồng thời cần thực hiện định kỳ để chiếc xe của bạn vận hành ổn định.
Bước 2: Kiểm tra lốp
Lốp xe đóng vai trò rất quan trọng giúp cho chuyến đi đảm bảo an toàn và êm ái. Khi lốp không đủ căng, bị mòn hoặc gãy nứt có thể khiến xe ì ạch, tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.


Kiểm tra lốp xe
Kiểm tra lốp xe

Do đó, hãy kiểm tra lốp thường xuyên, thay lốp đúng thời gian và bơm áp suất đúng như quy định của nhà sản xuất, như vậy bạn giảm thiểu được nguy cơ xảy ra tai nạn cũng như tăng hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu hơn. Thông thường, nếu không có trường hợp hư hỏng bất thường, bạn nên thay lốp khi đã đi được khoảng 50.000km.  
Bước 3: Kiểm tra dầu
Dầu nhớt được ví như “máu” trong cơ thể giúp cho chiếc xe của bạn vận hành trơn tru và không gây tiếng ồn. Để kiểm tra dầu, bạn có thể chạy xe trong vài phút cho mấy ấm rồi tắt động cơ, sau đó dùng que thăm dầu để kiểm tra mực dầu, có thể thay hoặc châm thêm nếu mực dầu thấp.

Kiểm tra dầu
Kiểm tra dầu

Thực tế, việc kiểm tra lượng dầu nhớt nên được thực hiện khoảng 1 tuần 1 lần, và tiến hành thay dầu lọc nhớt sau khi đi khoảng 10.000km. Ngoài ra, nếu xe thường xuyên chạy trong đường thành phố đông đúc hoặc trong môi trường nhiều bụi bẩn, bạn có thể thay dầu nhớt sau mỗi 5.000km.
Bước 4: Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước
Hãy chắc chắn rằng tất cả các cửa sổ, gương, kín chắn gió trên xe luôn sạch sẽ và không bị hỏng. Chỉ một lỗ hổng hoặc vết nứt trên kính chắn gió cũng đủ gây nguy hiểm cho người lái và hành khác phía trước.

Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước
Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước

Chính vì thế, hãy định kỳ kiểm tra tất cả hệ thống cửa, kính để phát hiện các vết nứt và thay thế bất kỳ bộ phận nào bị hư hỏng càng sớm càng tốt. Thay thế cần gạt nước mỗi năm một lần trước mùa mưa. Khi lau chùi, có thể sử dụng các dung dịch tẩy rửa thông thường cũng có tác dụng tốt.
Bước 5: Dây an toàn, phanh, động cơ
Kiểm tra kỹ lưỡng phanh
Kiểm tra kỹ lưỡng phanh

Hệ thống phanh trên xe hơi hiện đại cần được thay thế định kỳ để duy trì hiệu quả phanh tối ưu. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề gì với hệ thống phanh, hãy đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng/sửa chữa để khắc phục ngay lập tức. Nếu bộ phận này bị lỗi, cả chiếc xe lẫn hành khách trong xe đều đang gặp phải nguy hiểm.

Dây an toàn
Dây an toàn 

Nếu dây an toàn bị vấy bẩn, không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh bởi có thể làm mài mòn dây đeo. Luôn giữ dây an toàn sạch sẽ để đảm bảo độ chắc chắn và không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ bên trong xe. Đồng thời, đây là bộ phận không thể sửa chữa nên khi nhận thấy dây bị mòn, rách hoặc hư hỏng, cách tốt nhất là thay thế.

Động cơ xe
Động cơ xe

Kiểm tra ắc quy mỗi tháng một lần để xem “trái tim” của chiếc xe có còn hoạt động tốt không và độ sạch sẽ của các cực điện. Đặc biệt, tại những vùng có thời tiết nóng ấm như Việt Nam, bạn nên xem xét lại toàn bộ hệ thống nạp điện bao gồm các cực, bộ chỉnh điện thế, dây đai và cáp nối hàng năm. Trong trường hợp phải thay ắc quy, đừng quên kiểm tra tổng thể nguồn điện để đảm bảo cả hệ thống vẫn hoạt động tốt.
Bước 6: Nội thất
Làm sạch và hút bụi nội thất khi cần thiết. Tuy không phải là một công việc quá phức tạp, nhưng quá trình chăm sóc cho không gian nội thất phụ thuộc rất nhiều vào chính chủ nhân chiếc xe. Khi thực hiện, phải tiến hành các bước theo một cách khoa học kết hợp sử dụng những dụng cụ và hóa chất chuyên dụng để không làm hư hỏng các bộ phận bên trong.

Tránh để nội thất bụi bẩn
Tránh để nội thất bụi bẩn

Ngoài ra, sau khi vệ sinh sạch sẽ nội thất, bạn nên tiến hành khử mùi cho không gian trong lành suốt hành trình. Bạn có thể thêm sáp thơm dành riêng cho xe hơi, vừa dễ sử dụng, giá thành phải chăng mà vẫn lưu giữ được hương thơm lâu mà không kích ứng da người trong xe.
Bước 7: Nước làm mát
Một chiếc xe không thể hoạt động ổn định và bền bỉ nếu thiếu nước làm mát. Điều này không khó lý giải bởi khi xe hoạt động thì nhiệt lượng do động cơ sinh ra rất lớn, nếu không có nước làm mát thì dưới tác động của nhiệt độ, các chi tiết kim loại bên trong động cơ sẽ giãn nở.

Nước làm mát
Nước làm mát

Hãy mở nắp khoang động cơ và kiểm tra mực nước làm mát. Thông thường, bạn nên sục két nước và bổ sung nước làm mát ít nhất 2 năm một lần. Nếu nhìn thấy có vũng nước nhỏ dưới xe khi đỗ một lúc, điều này có nghĩa là xe bị rò rỉ nước làm mát, bạn cần đưa xe đến trung tâm để kiểm tra và sửa chữa.
Bước 8: Hệ thống đèn
Cuối cùng là kiểm tra độ sáng của hệ thống đèn, bao gồm đèn pha trước, đèn hậu, đèn phanh và các loại đèn tín hiệu khác. Tất cả đều cần được thử nghiệm độ sáng, độ chiếu xa, đặc biệt là đen pha bởi nếu bị lệch có thể gây mất tập trung và nguy hại đến quá trình điều khiển.

Hệ thống đèn
Hệ thống đèn

Trường hợp cần thay bóng đèn, nên cẩn thận tháo gỡ, lắp vào và kiểm tra hoạt động của bóng đèn sau khi quá trình sửa chữa hoàn thành. Nếu thay thế bóng đèn không đúng quy trình có thể làm chập mạch hoặc hoạt động không chính xác, dẫn đến những tình huống nguy hiểm. Cẩn thận hơn, bạn nên thay bóng đèn 2 năm một lần để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi.

    Các tin khác

    KHAI GIẢNG KHOÁ HỌC MỚI HẠNG B1-B2 - THI THÁNG 10/2023

    Bạn ơi, khi nào bạn rảnh mình đi học lái xe nha.....

    DỊCH VỤ GIA HẠN BẰNG LÁI XE

    Hiện nay với bằng lái xe bằng thẻ PET thì có giá trị đến 10 năm cho hạng B2 . Hạng C trở lên chỉ có thời hạn 5 năm, tất cả các bằng lái sau ngày hết hạn sử dụng đều không có giá trị nữa...

    KINH NGHIỆM LÁI XE ĐƯỜNG TRƯỜNG

    Chú ý đến các yêu cầu đặc biệt cho thời tiết từng mùa.Bạn không chỉ chuẩn bị xe và lốp cho mùa mưa ướt, mà cả những mùa khác nữa. Sương mù, mưa kéo dài, chói nắng và loáng nước hay thời tiết nắng nóng tất cả đều đòi hỏi các điều chỉnh thích ứng và công việc bảo trì.

    GIẮT LƯNG CHỐNG BUỒN NGỦ KHI ĐANG LÁI XE

    Khi lái xe trên đường, đặc biệt là di chuyển đường dài rất nhiều tài xế rơi vào tình trạng ngủ gật, tinh thần không tỉnh táo gây hậu quả, xảy ra các vụ tai nạn nghiệm trọng. Để giúp các bạn lái xe an toàn, không ngủ gật sau đây chúng tôi xin chia sẻ 7 kinh nghiệm giắt lưng cho tài xế khi lái xe. Không chạy xe liên tiếp 4 giờ

    TẦM QUAN TRỌNG CỦA CAMERA 360 Ô TÔ CHO TÀI XẾ MỚI

    Trước đây chúng ta chỉ có thể thấy công nghệ camera 360 trên các dòng xe sang đặc biệt như: BMW Series 7, Mercedes S500,… Hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ đã xuất hiện trên thị trường nhiều hệ thống camera 360 cho phép nhìn toàn cảnh áp dụng được trên các dòng xe. Như vậy là một thuận tiện lớn cho các cánh tài xế mới lái xe, họ có thể trang bị cho chiếc xe hơi một siêu phẩm camera 360 để lái xe được an toàn hơn và tránh va chạm khi gặp sự cố.

    NHỮNG LỖI CẦN LƯU Ý KHI ĐI QUA VÒNG XUYẾN

    Khi chạy xe ô tô đi qua các ngã tư, vòng xuyến… người lái cần phải giảm tốc độ và tuân thủ quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau.

    MẸO LÁI XE AN TOÀN CHO CÁC TÀI XẾ MỚI

    Người chạy xe máy có thể bất chợt quay đầu. Xe tải mình đang vượt có thể bất thần lấn trái để né một ai đó. Người đi bộ có thể bất chợt nhảy ra từ phía con lươn thiếu quan sát. Một xe ô tô đâm sầm từ đường nhánh đi ra, một chiếc xe máy không đèn lao xéo trên đường trong đêm...

    MẸO SỬ DỤNG ĐÈN PHA Ô TÔ

    Thông thường, công tắc của hầu hết đèn xe ô tô được tích hợp chung trên một cần điều khiển nằm ở bên trái phía sau vô lăng. Để bật/tắt đèn, thay đổi chế độ đèn chỉ cần xoay núm hay gạt cần điều khiển này.

    Đăng ký học lái xe