KINH NGHIỆM THI BẰNG LÁI Ô TÔ B2

1. Tip về lý thuyết: 


Lý thuyết thì ngồi học 2 ngày và sau đó làm đề thi trên phần mềm ôn thi giấp phép lái xe  khoảng 5 đề. Chỉ cần làm các đề là sẽ thấy nhiều câu trùng. 

Nguyên tắc giải sa hình 

1. Xe đến trước đi trước 
2. Xe ưu tiên đi trước (Thứ tự ưu tiên: 1. Chữa cháy, 2. Quân đội và công an, 3. Xe cứu thương, 4. Hộ đe, 5. Xe tang) 
3. Xe đi trên đường ưu tiên đi trước 
4. Xe rẽ phải và bên phải không vướng đi trước 
5. Đi thẳng \ Rẽ trái \ Quay đầu 

Nội dung Đáp án 

    • 1. Đối với xa hình nếu có hình chú công an 3 
    • 2. Câu hỏi giới hạn về độ tuổi lái xe 1 
    • 3. Câu hỏi liên quan đến 27 tuổi 3 
    • 4. Còn lại các câu hỏi liên quan đến tuổi khác 2 
    • 5. Niên hạn sử dụng "Xe tải: 25 năm
    • 6. Xe chở người: 20 năm"


Nguyên tắc đi đường 

1. Có vòng xuyến -> Nhường đường cho xe đi bên trái gần nhất 
2. Không có vòng xuyến -> Nhường đường cho xe đi đến từ bên phải 

Khoảng cách: chọn biển không có mũi tên 
Chiều dài: chọn biển có mũi tên 

"Cầu vượt liên thông: Biển luôn có chữ hướng dẫn
Cầu vượt cắt qua: ko có chữ" 

Câu hỏi về đạo đức: chọn đáp án cuối (tất cả các phương án). 

Kỹ thuật lái xe 

- xuống dốc muốn dừng xe ->chọn đáp án có chữ "phanh sớm và mạnh hơn" (183) 
- Xuống dốc, lên dốc,-> chọn đáp án có chữ "về số thấp" (182,183,192) 
- Điều khiển xe tăng số -> chọn đáp án có chữ "chính xác" 
- Điều khiển xe giảm số -> chọn đáp án có chữ "Vù ga phù hợp" 
- Xe qua rãnh lớn cắt ngang đường --> gài số 1, từ từ cho 2 bánh trước xuống rãnh, tăng ga -->tương tự với bánh sau 
- Xe qua đoạn đường ngập nước: về số 1, giữ đều ga và giữ vững tay lái 
- 2 ô tô ngược chiều vào ban đêm: chuyển từ đèn xa -->gần, nhìn chếch sang phía phải, ko nhìn thẳng vào đèn 
- Yêu cầu Kính chắn gió: kính an toàn 
- Âm lượng của còi điện ô tô: -->chọn âm lượng max 
- Bơm cao áp: --> all 
- Bảo dưỡng ô tô thường xuyên: -->chọn PA có giữ gìn hình thức bên ngoài" 
- Nguyên nhân xăng ko vào được buồng phao của bộ chế hòa khí: --> tắc bầu lọc xăng 
- Phương pháp khắc phục gic lơ của BCHK khi bị tắc --> thông bằng không khí nén(205) 
- Nguyên nhân động cơ diezen ko nổ: --> chọn PA không có chữ "không có tia lửa điện"(206) 
- Phương pháp điều chỉnh từ đánh lửa muộn sang đánh lửa sớm: -->chọn PA có từ "ngược chiều".(207+208) 
- Thử phanh ô tô ko tải vận tốc 15km, quãng đường phanh lớn nhất cho phép là 6m (210) 
- Yêu cầu dây đai an toàn: -->cơ cấu hãm giữ chặt. 
- Công dụng của động cơ ô tô: chuyển từ nhiệt năng ->cơ năng 
- Thứ tự làm việc của động cơ đốt trong 4 kỳ: hút nén nổ xả 
- Công dụng của trục khuỷu -thanh truyền trong động cơ đốt trong: biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay 
- Công dụng của cơ cấu phân phối khí: nạp đầy ko khí hỗn hợp/sạch ở kỳ hút và thải khí đã cháy ở kỳ xả 
- Công dụng của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng; -->chọn pa ko có từ "lọc sạch nước" (220). 
- Công dụng của hệ thống truyền lực: -->chọn PA có " mô men" (221) 
- Công dụng ly hợp của ô tô:- -> truyền/ngắt truyền động từ động cơ đến hộp ố của ô tô trong trường hợp cần thiết (222) 
- Công dụng hộp số: -->chọn PA cuối, có chữ " chuyển động lùi" (223) 
- Công dụng của hệ thống lái: ->PA cuối"thay đổi hướng chuyển động/giữ cho ô tô chuyển động ổn định theo hướng xác định" (224) 
- Công dụng của hệ thống phanh: -->giảm tốc độ 
- Xe bus ko phải ô tô tải -->các biển có hiệu lực với ô tô tải ko có hiệu lực với bus 
- Khởi hành đồng bằng -> đạp ly hợp hết cỡ, vào số 1, nhả 1/2 côn, giữ 3 giây 
"6 .Quy định các phương tiện tham gia giao thông:
-Câu có từ""nguy hiểm""; ""đặc biệt"" chọn đ/án có từ ""chính phủ"".
-Câu có từ""địa phương quản lý"" chọn đ/án có từ ""UBND Tỉnh"".
-Các câu còn lại chọn đ/án ""Bộ giao thông"";""cơ quan quản lý GT""." 
Cấm bóp còi từ" 22h>5h sáng hôm sau"; còi vang xa 100m đồng giọng; 65>115dB 
Điều chỉnh đánh lửa "sớm sang muộn" chọn "cùng chiều" 
Gương chiếu hậu: nhìn sau 20m 
.Cứ gặp câu hỏi cách đường ray bao nhiêu, thì là 5 mét 
Giấy phép hạng FE được điều khiển xe có kéo rơ moóc, ô tô chở khách nối toa & không được điều khiển ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc. 
Giấy phép hạng FC được điều khiển xe có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc & không được điều khiển ô tô chở khách nối toa, mô tô hai bánh. 
Quá tải, quá khổ & vận chuyển hàng nguy hiểm thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép 
Cấm đi, cấm đỗ, cấm dừng, đường ngược chiều ... thì UBND cấp tỉnh quản lý 
Xe chở người & hàng nguy hiểm thì Chính phủ qui định 
Khái niệm xe quá tải trọng là xe có tải trọng trục xe vượt quá năng lực chịu tải của mặt đường 
Khái niệm "phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" chọn (kể cả xe máy điện) 
Khái niệm "phương tiện giao thông thô sơ đường độ" chọn (kể cả xe đạp máy) 
| Khái niệm "phần đường xe chạy" chọn câu không có chữ "an toàn giao thông" 
Khái niệm "làn đường" chọn câu có chữ "an toàn giao thông" 
Nồng độ cồn trong máu = 50; Nồng độ cồn trong khí thở = 0.25 

2. Thi thực hành:

 
Có thi trong sa hình và thi đường trường. Thi đỗ sa hình mới đc thi đường trường. 
Thời gian tối thiểu tập xe chip trước khi thi: tối thiểu 2 giờ để làm quen với cách tính điểm, trừ điểm. 

Chú ý chung: 
1. Một đèn xanh chỉ đi được một xe => nên dừng trước vạch vàng để trốn đèn, khi nào thấy an toàn thì mới xi nhan để đi
2. Trường hợp có nhiều xe vào chuồng, vào đường quanh co.. trước mình thì nên dừng trước vạch vàng để an toàn và đảm bảo thời gian (20 phút cho một bài thực hành)
3. Khi lên xe Chip cần phải thử chân côn, chân phanh. Đạp thử trước khi vào bài thi thật.
4. Tuyệt đối ko được đi sai đường và để xe trượt dốc khi depal. Nếu bị sẽ trượt ngay.
5. Đi chậm để bình tĩnh xử lý.


Bài 1: Xuất phát
• Yêu cầu: Bật xi nhan trái trước khi đi qua biển xuất phát. Khi có tín hiệu chip nhận bài ngay khi đi qua biển, tắt ngay xi nhan. Phải xuất phát được trong 30 giây.
• Thực hiện: Khi có thông báo bắt đầu bài thi: về số 1, hạ phanh tay, bật xi nhan. Khi có tín hiệu xuất phát, nhả côn để xe đi. Khi vai qua biển báo thì tắt xi nhan

Bài 2: Dừng trước phần đường của người đi bộ
• Yêu cầu: phải dừng chuẩn trước vạch trắng.
• Thực hiện: Nên rà chân côn trước (khoảng 1/2), khi gần đến vạch trắng (đánh dấu bằng cây cọ hoặc bằng vạch đánh dấu) thì đáp hết cỡ chân côn và phanh. Làm sao để khoảng cách từ đầu vạch cuối đến đầu mũi xe từ 10-15 cm

Bài 3: Lên dốc 
• Yêu cầu: Xe ko tuột dốc, không chết máy (chết máy trừ 5 điểm). dừng xe đúng vạch (Nếu xe chạm vạch trắng thì hủy kết quả thi.). Tốc độ khi xuống dốc ko quá 30km (quá tốc độ sẽ bị trừ 1 điểm).
• Thực hiện: 
 Thả hết côn cho xe chạy từ từ lên dốc. Khi vai đến đúng vạch (thường sẽ có đánh dấu bằng cây cọ hoặc vạch sơn ở ngoài) thì đạp côn, phanh để xe dừng hẳn. Kéo phanh tay. Chân phanh chuyển sang chân ga, đạp ga đến khoảng ~3000 và giữ nguyên. Từ tử giảm chân côn, khi thấy đầu xe có vẻ bốc lên hoặc nghe tiếng máy nổ gằn gằn thì hạ phanh tay (chú ý mắt thường xuyên nhìn vào đồng hồ báo ga để nếu ga hạ dưới 3000 thì tăng ga, nếu ko sẽ chết máy).
 Khi xe chuẩn bị lao dốc thì đạp phanh từ từ để tốc độ giảm ko quá 30km.

Bài 4: Xe đi đường đinh và đường vuông góc 
• Yêu cầu: Bánh xe ko nằm ngoài vạch đinh. Đi đoạn vuông góc bánh ko chèn vạch (đè vạch trừ 5 điểm). Chú ý đi đúng chuồng (hạng B hoặc C).
• Thực hiện: 
 Nhanh chóng cho xe đi thẳng, thân xe song song với mép đường (nhìn gương chiếu hậu bên phải)
 Rà chân côn để xe đi từ từ, sử dụng 2 căn cứ sau để đảm bảo bánh xe không đè lên đường đinh
 Tâm vô lăng, thân mình và chai nước (hoặc đường đinh đối diện) thẳng hàng nhau (nhiều sa hình thường kẻ vạch trắng dưới đường để dễ căn).
 Khoảng cách từ thân xe đến đường đinh gần nhất khoảng 20 cm (nhìn qua gương chiếu hậu bên phải)
 Đi song song với mép đường bên phải
 Rà côn để xe đi thật chậm
 Đầu gương vừa qua mép đường bên trái thì đánh lái từ từ sang trái, nhìn gương bên phải để đảm bảo bánh trước không đè vạch.

Bài 5: Dừng trước đèn đỏ
• Yêu cầu: dừng trước vạch.
• Thực hiện: Chọn 1 trong 2 cách sau. Tốt nhất nên chọn cách tránh đèn, đợi đèn xanh thì đi.
 C1: Tránh đèn. Tức cho xe dừng dưới vạch vàng. Khi xe dừng ở vạch vàng thì không bị giới hạn về thời gian dừng xe. Nhưng khi đã cho xe vượt qua thì bị giới hạn về thời gian và phải dừng cách mép vạch cuối cùng 10-15 cm. Khi đèn đỏ còn 3 giây thì thả chân côn để xe chạy (lúc xe đi qua biển báo đèn là vừa lúc đèn xanh).
 C2: Không tránh đèn
 Chạy số 1, chân trái để vào côn, chân phải để vào phanh
 Khi gần đến vạch thì đạp côn, sau đó đạp phanh từ từ. Làm sao để khoảng cách từ đầu vạch cuối đến đầu mũi xe từ 10-15 cm

Bài 6: Vào đường zich zac
• Yêu cầu: xe ko chạm vạch.
• Chú ý: Nếu có xe đang đi trong đường zich zac thì nên dừng trước vạch vàng.để đợi xe đó đi xong rồi mới đi. Vì nếu đi ngay sau xe đó, thì chip sẽ nhận bài của người đó).
• Thực hiện: Đi chậm.

Bài 7: Vào chuồng
• Yêu cầu: vào được chuồng trong 30 giây. Không chạm vạch.
• Thực hiện:
 Bám sát vạch trắng để đi thì khi vào chuồng ko cần phải chỉnh lái nhiều.
 Khi gương qua tâm đường thì đánh lái 2 vòng về tay phải. Nhìn gương trái, khi đuôi xe che khuất tâm đường thì côn phanh dừng lại, trả hết lái để xe thẳng. Đạp hết côn để về số lùi. Đánh lái sang trái 1 vòng và nhả côn từ từ để xe lùi dần. Nhìn gương trái, khi thân xe song song với lề đường trái và nhìn gương phải thân xe song song với lề phải thì trả lái sang phải 1 vòng để xe thẳng và từ từ lùi vào chuồng. Cứ lùi cho đến khi có tiếng bip là chip nhận bài mới được dừng lại. (Nếu trong lúc lùi mà đuôi xe sát lề trái quá thì chỉnh lái từ từ về bên trái và ngược lại. Lưu ý là phải đạp côn để xe lùi thật chậm để còn chỉnh lái phù hợp).
 Sau tiếng bíp nhận bài, đạp côn để vào số 1 và đi thẳng. Khi vai qua cửa chuồng thì mới đánh lái sang phải (nếu đánh sớm quá đuôi xe sẽ chạm vạch). 

Bài 8: Dừng trước đường ray xe lửa 
• Yêu cầu: phải dừng chuẩn trước vạch trắng (dừng non hoặc quá đều trừ 5 điểm.
• Thực hiện:
 Khi gần đến vạch thì đạp côn từ từ, đến điểm cần dừng sau đó đạp phanh và côn hết cỡ để xe dừng hẳn.

Từ bài này tùy từng sa hình, có thể xuất hiện bài thi “dừng xe trong trường hợp khẩn cấp”. Đối với bài này, khi nghe tiếng hú báo nguy hiểm, ngay lập tức đạp côn phanh hết cỡ để dừng lại và bấm nút nguy hiểm (nôt tam giác trên xe). Sau khi hết tiếng hú và tiếng “tu” mới được bấm nút đó 1 lần nữa. Lưu ý là phải có tiếng tu mới được bấm để ko bị trừ điểm. Sau đó đi tiếp.

Bài 9: Tăng tốc đổi số
• Yêu cầu: Trước biển tốc độ tối thiểu 20km phải vào đc số 2 và đi tối thiểu 20km và giảm về số 1, giảm tốc độ dưới 20km khi đi vào biển tối đa 20km.
• Thực hiện:
 Trước khi nhìn thấy biển tăng tốc thì thả chân côn, hơi đạp ga nhẹ để lấy đà. 
 Khi đi qua biển tăng tốc thì đạp côn và về số 2 thả chân côn và đạp ga khoảng 2500-3000 để xe đi tốc độ tối thiểu 20km/h. 
 Khi gần đến biển tốc độ tối đa 20 km thì đạp côn phanh hết cỡ để xe dừng lại, về số 1 và đi tiếp. Yêu cầu phải về được số 1 trước biển này.

Bài 10: Đi đến điểm kết thúc
• Yêu cầu: phải bật xi nhan, phải đi qua biển kết thúc.
• Thực hiện: Khi nhìn thấy biển kết thúc thì xi nhan phải, đánh xe từ từ vào mép đường và đi qua biển kết thúc. Đạp côn, phanh để dừng lại, về mo, sau đó kéo phanh tay. Mở cửa xuống xe.

Các tin khác

VẠCH KẺ ĐƯỜNG MẮT VÕNG LÀ GÌ MÀ TÀI XẾ CẦN CHÚ Ý!

Nhiều người tham gia giao thông thấy vạch kẻ mắt võng trên đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của loại vạch này và cách đi cho chuẩn khi gặp vạch mắt võng trên đường. Cùng khám phá những thông tin thú vị về vạch kẻ đường mắt võng trong bài viết dưới đây nhé.

NHỮNG KHẨU HIỆU AN TOÀN GIAO THÔNG NGẮN NHƯNG ĐẦY Ý NGHĨA

Khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông 2022

KINH NGHIỆM SỬ DỤNG XE MÁY TRONG NGÀY NẮNG NÓNG

Bảo dưỡng định kỳ, thay dầu động cơ,… là những việc cần thiết để bảo vệ cho chiếc xe máy của bạn vận hành tốt trong những ngày nắng nóng.

Tại sao nên tách bằng lái xe máy và ô tô riêng biệt?

-Sau hơn 2 năm cấp GPLX bằng thẻ nhựa và bắt buộc phải sáp nhập các loại GPLX vào làm một. Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép tách riêng bằng lái ô tô và xe máy.

KINH NGHIỆM THI BẰNG LÁI Ô TÔ B2

Học bằng lái xe ô tô b2 để đạt được hiệu quả cao thì không phải ai cũng làm được, có những học viên thi lái xe đến mấy lần mà vẫn không đỗ vì những lỗi như là đỗ xe trên dốc,… Vì thế, luyện tập lái xe nhiều là một trong những cách duy nhất để vượt qua những khó khăn trong việc thi bằng lái ô tô trên sa hình. Và dưới đây là một số kinh nghiệm học lái xe ô tô hạng B2 mà trung tâm muốn chia sẻ cho các bạn.

TUỔI THỌ CỦA CÁC BỘ PHẬN Ô TÔ

Tuổi thọ của một số bộ phận ô tô có thể kéo dài đến 10 năm. Tuy nhiên cũng có bộ phận chỉ có vỏn vẹn 6 tháng. Theo đó, các chủ xe nên biết một số mốc thời gian của các bộ phận trên xe để có thể bảo dưỡng và thay thế kịp thời, đảm bảo an toàn khi lái xe.

Đăng ký học lái xe