TUỔI THỌ CỦA CÁC BỘ PHẬN Ô TÔ

ĐO TUỔI THỌ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRÊN Ô TÔ  

1. LỌC DẦU (3 - 6 tháng) 



Định kỳ 3-6 tháng hoặc 5000-8000km thay dầu bôi trơn 1 lần. Nên thay lọc dầu sau 2 lần thay dầu 

2. CẦN GẠT NƯỚC (2 năm) 



Nếu thường xuyên phơi mưa nắng, 2 năm là thời gian quá dài đối với sức chịu đựng của lớp cao su gắn trên gạt mưa. Rạn nứt, chai cứng hay chảy dẻo khiến lớp cao su trở nên vô dụng cho dù cần gạt vẫn ra sức quay. 

3. MÁ PHANH (3 - 5 năm) 



      • _ Khi phanh xuất hiện tiếng kẹt ở cơ cấu phanh với tần số thay đổi theo tốc độ, thì đa phần các trường hợp là mòn má phanh. Sau 3-5 năm sử dụng hoặc 50.000-120.000 km dù không có bất thường nào, bạn cũng nên kiểm tra cơ cấu phanh vì rất có thể các má đã mòn trơ và cào sát đĩa phanh.  
      • _ Bên cạnh nguyên nhân mòn má phanh gây hiện tượng đạp phanh không ăn, có thể các gioăng cao su đã bị hở. Vấn đề hở gioăng có thế xuất hiện khi xe đi 160.000 km, nhưng nếu cố rà phanh liên tục, nhiệt độ tăng cao ở cơ cấu phanh, các gioăng có thể hỏng bất cứ lúc nào. 
    4. ẮC QUY (4-5 năm) 



Xe không chạy, ắc quy vẫn trong tình trạng làm việc, bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo nên thay chúng sau 4-5 năm sử dụng. 

5. ĐÈN PHA ( 7 năm ) 


Với đèn Xenon hay LED, cháy bóng không còn là vấn đề lớn. Nhưng trên những loại bóng sợi đốt truyền thống thì có thể sử dụng 7 năm. 

6. BƠM NHIÊN LIỆU (6-8 năm) 


  • _ Bơm nhiên liệu cũng là chi tiết thường bị thay oan. Sau khi thay lọc xăng, áp suất phun vẫn thấp, một số gara thường quy cho bơm bị lỗi và đưa ra quyết định thay mới. Nhưng thực tế, vấn đề lại nằm ở bộ ổn định áp suất, tắc đường ống, hoặc hệ thống điện có vấn đề. Bơm thường gặp hỏng sau năm thứ 6 trở đi, nguyên nhân phổ biến là do thói quen thường xuyên để nhiên liệu trong bình ở mức thấp làm bơm không được bôi trơn đầy đủ. 
  • _ Bơm nước rất ít hỏng, nếu có thường sau 6-8 năm, vấn đề phổ biến là mòn bạc làm kín. Nước làm mát không lưu thông, động cơ quá nhiệt. 

7. LỐP (6 năm) 



Nếu xe sử dụng thường xuyên, trung bình khoảng 19.000-24.000 km mỗi năm, hoa lốp sẽ bị mòn trước khi lốp cao su tổng hợp bị thoái hóa. Nhưng nếu chỉ chạy xe vào dịp cuối tuần khoảng 10.000km/năm, lốp có thể bị lão hóa trước khi mòn quá mức. Tốt nhất không nên sử dụng lốp quá 6 năm bởi khi đó lốp cao su lão hóa có thể làm tăng nguy cơ nổ lốp. 

8. BU-GI (8 năm) 



Bu-gi platin hoặc iridi thường có tuổi thọ 160.000km hoặc 8 năm. Tuy nhiên, chúng có thể phải được thay thế trước đó nếu phát hiện đầu nến đánh lửa có quá nhiều cáu bẩn, dính muội dầu hoặc phần sứ bị nứt. 

9. CẢM BIẾN (8-10 năm) 



Tuổi thọ của các cảm biến động cơ trên 250.000 km, với cảm biến o6xy khoảng 160.000 km vì chúng thường kết dính nhiều bụi bẩn, muội than. Dây cảm biến đứt thường làm đèn Check-engine sáng.

Các tin khác

VẠCH KẺ ĐƯỜNG MẮT VÕNG LÀ GÌ MÀ TÀI XẾ CẦN CHÚ Ý!

Nhiều người tham gia giao thông thấy vạch kẻ mắt võng trên đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của loại vạch này và cách đi cho chuẩn khi gặp vạch mắt võng trên đường. Cùng khám phá những thông tin thú vị về vạch kẻ đường mắt võng trong bài viết dưới đây nhé.

NHỮNG KHẨU HIỆU AN TOÀN GIAO THÔNG NGẮN NHƯNG ĐẦY Ý NGHĨA

Khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông 2022

KINH NGHIỆM SỬ DỤNG XE MÁY TRONG NGÀY NẮNG NÓNG

Bảo dưỡng định kỳ, thay dầu động cơ,… là những việc cần thiết để bảo vệ cho chiếc xe máy của bạn vận hành tốt trong những ngày nắng nóng.

KINH NGHIỆM THI BẰNG LÁI Ô TÔ B2

Dịch vụ đào tạo lái xe uy tín, chất lượng tại TP Hồ Chí Minh. Tổ chức đào tạo và tổ chức thi sát hạch bằng lái xe máy hạng A1, A2; bằng lái xe ô tô số tự động B1 và số sàn B2; bằng lái xe tải hạng C. Cam kết học xe đời mới, học phí trọn gói và tỉ lệ đậu cao. Ngoài ra, còn tư vấn hồ sơ nâng dấu và đổi bằng quốc tế.

Tại sao nên tách bằng lái xe máy và ô tô riêng biệt?

-Sau hơn 2 năm cấp GPLX bằng thẻ nhựa và bắt buộc phải sáp nhập các loại GPLX vào làm một. Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép tách riêng bằng lái ô tô và xe máy.

KINH NGHIỆM THI BẰNG LÁI Ô TÔ B2

Học bằng lái xe ô tô b2 để đạt được hiệu quả cao thì không phải ai cũng làm được, có những học viên thi lái xe đến mấy lần mà vẫn không đỗ vì những lỗi như là đỗ xe trên dốc,… Vì thế, luyện tập lái xe nhiều là một trong những cách duy nhất để vượt qua những khó khăn trong việc thi bằng lái ô tô trên sa hình. Và dưới đây là một số kinh nghiệm học lái xe ô tô hạng B2 mà trung tâm muốn chia sẻ cho các bạn.

Đăng ký học lái xe