VẠCH KẺ ĐƯỜNG MẮT VÕNG LÀ GÌ MÀ TÀI XẾ CẦN CHÚ Ý!

Vạch kẻ đường mắt võng là gì mà tài xế cần chú ý!
Nhiều người tham gia giao thông thấy vạch kẻ mắt võng trên đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của loại vạch này và cách đi cho chuẩn khi gặp vạch mắt võng trên đường. Cùng khám phá những thông tin thú vị về vạch kẻ đường mắt võng trong bài viết dưới đây nhé.
1. Vạch kẻ đường mắt võng là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ùn tắc giao thông ở đô thị lớn. Trong đó, không thể không nhắc đến việc di chuyển thiếu khoa học của một số người khi tham gia giao thông. Vì vậy, vạch mắt võng ra đời giúp người điều khiển xe đi đúng hướng, tránh dừng đỗ sai quy định.

Theo quy định trong Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, Vạch mắt võng là vạch kẻ cảnh báo người điều khiển ô tô không được phép dừng đỗ phương tiện trong phạm vi phần đường có bố trí vạch. Điều này giúp hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông hiệu quả. Tùy theo mức độ cần thiết vạch kiểu mắt võng sẽ được bố trí ở vị trí thích hợp.

                         




Thông thường, vạch kẻ kiểu mắt võng được đặt ở các nút giao đèn đỏ, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.

2. Vạch kẻ đường mắt võng có mấy loại?


A.TÊN VẠCH * B. PHÂN LOẠI

a.1 Vạch mắt võng kiểu đơn giản

*b.1 Mỗi nét vẽ có bề rộng từ 20cm đến 40cm. Loại vạch này thường xuất hiện ở khu vực trung tâm hoặc trên đường dẫn ra/vào các nút giao có lưu lượng giao thông hạn chế.

a.2 Vạch mắt võng kiểu thông thường

*b.2 Vạch ngoài rộng 20cm. Vạch bên trong rộng 10cm, nghiêng 45⁰ so với vạch ngoài, khoảng cách đường chéo 1m – 5m. Vạch này được áp dụng tại các nút giao ngã ba, ngã tư hoặc nơi có mật độ giao thông dày đặc.

3. Gặp vạch kẻ mắt võng phải đi thế nào?

 

Như đã phân tích tại mục 1 bài này, Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển các phương tiện giao thông không được dừng phương tiện nên các bạn không được dừng trong phạm vi vạch kẻ mắt võng. Tuy nhiên, tùy vào từng trường mà hợp việc di chuyển được thực hiện khác nhau.

Việc điều khiển phương tiện khi gặp vạch kẻ mắt võng được thực hiện:

3.1. Vạch mắt võng không có mũi tên chỉ hướng:

 

Gặp vạch này, nếu đèn tín hiệu xanh, lái xe đi thẳng qua vạch mắt võng sẽ không bị coi là vi phạm. Nếu gặp đèn đỏ mà lái xe dừng tại vạch mắt võng thì bị xem là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường

3.2. Vạch kẻ mắt võng có mũi tên xác định hướng phải đi:

 

Tài xế điều khiển xe theo hướng phải đi của mũi tên được phép đi qua. Những người đi qua vạch nhưng không đi theo hướng mũi tên vẫn bị coi là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.

Như vậy, vạch kẻ đường mắt võng khi sử dụng độc lập thì người điều khiển phương tiện giao thông buộc phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường này.

             

Việc điều khiển phương tiện khi gặp vạch kẻ mắt võng được thực hiện đúng.

3.3 Lưu ý điều khiển ô tô đúng cách khi gặp vạch mắt võng

 

Vạch kẻ đường sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo quy định với thứ tự ưu tiên là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông > hiệu lệnh của đèn tín hiệu > hiệu lệnh của biển báo > hiệu lệnh của vạch kẻ đường.

Chẳng hạn với vạch mắt võng có kèm mũi tên rẽ phải, đồng nghĩa với việc làn chỉ dành cho các phương tiện rẽ phải. Nếu xe đi thẳng dù đèn tín hiệu là xanh hay đỏ thì đều vi phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.

4. Mức phạt khi đi vào vạch kẻ đường mắt võng

 

 Theo quy định tại Nghị định số số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường như sau:

*Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

* Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

 Như vậy, khi người điều khiển phương tiện giao thông không chấp hành hiệu lệnh vạch kẻ đường, ngoài bị phạt tiền nếu gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng. Để tránh vi phạm, người điều khiển phương tiện cần tìm hiểu và tuân thủ quy định về vạch mắt võng và trang bị thêm nhiều kinh nghiệm lái xe an toàn cho bản thân.



Liên hệ ngay số hotline để được hỗ trợ tư vấn miễn phí
0903.01.33.44 - 0931.33.40.80


>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 
KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE Ô TÔ HẠNG B1
KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE HẠNG C
KHÓA THI BẰNG LÁI XE MÁY HẠNG A1, A2


Đăng kí khóa học bằng lái xe ô tô sớm nhất tại trường dạy lái xe Phú Mỹ Hưng
Cách 1: Liên hệ phòng tư vấn và ghi danh 
  Văn phòng 1: E002 KP. Mỹ Phước, Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP HCM
  Văn phòng 2:  60/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Quận 7, TP HCM
Cách 2: Đăng ký qua hotline tư vấn: 0903.01.33.44 - 0931.33.40.80


Các tin khác

NHỮNG KHẨU HIỆU AN TOÀN GIAO THÔNG NGẮN NHƯNG ĐẦY Ý NGHĨA

Khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông 2022

KINH NGHIỆM SỬ DỤNG XE MÁY TRONG NGÀY NẮNG NÓNG

Bảo dưỡng định kỳ, thay dầu động cơ,… là những việc cần thiết để bảo vệ cho chiếc xe máy của bạn vận hành tốt trong những ngày nắng nóng.

KINH NGHIỆM THI BẰNG LÁI Ô TÔ B2

Dịch vụ đào tạo lái xe uy tín, chất lượng tại TP Hồ Chí Minh. Tổ chức đào tạo và tổ chức thi sát hạch bằng lái xe máy hạng A1, A2; bằng lái xe ô tô số tự động B1 và số sàn B2; bằng lái xe tải hạng C. Cam kết học xe đời mới, học phí trọn gói và tỉ lệ đậu cao. Ngoài ra, còn tư vấn hồ sơ nâng dấu và đổi bằng quốc tế.

Tại sao nên tách bằng lái xe máy và ô tô riêng biệt?

-Sau hơn 2 năm cấp GPLX bằng thẻ nhựa và bắt buộc phải sáp nhập các loại GPLX vào làm một. Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép tách riêng bằng lái ô tô và xe máy.

KINH NGHIỆM THI BẰNG LÁI Ô TÔ B2

Học bằng lái xe ô tô b2 để đạt được hiệu quả cao thì không phải ai cũng làm được, có những học viên thi lái xe đến mấy lần mà vẫn không đỗ vì những lỗi như là đỗ xe trên dốc,… Vì thế, luyện tập lái xe nhiều là một trong những cách duy nhất để vượt qua những khó khăn trong việc thi bằng lái ô tô trên sa hình. Và dưới đây là một số kinh nghiệm học lái xe ô tô hạng B2 mà trung tâm muốn chia sẻ cho các bạn.

TUỔI THỌ CỦA CÁC BỘ PHẬN Ô TÔ

Tuổi thọ của một số bộ phận ô tô có thể kéo dài đến 10 năm. Tuy nhiên cũng có bộ phận chỉ có vỏn vẹn 6 tháng. Theo đó, các chủ xe nên biết một số mốc thời gian của các bộ phận trên xe để có thể bảo dưỡng và thay thế kịp thời, đảm bảo an toàn khi lái xe.

Đăng ký học lái xe